Xuất bản thông tin

null Sàng lọc chứng phình động mạch nội sọ

Trang chủ Chi tiết bài viết

Sàng lọc chứng phình động mạch nội sọ

Tỷ lệ túi phình động mạch nội sọ qua chụp X quang và khám nghiệm tử thi là khoảng 0.4%-0.6% ở Hoa Kỳ ...

Bs Huỳnh Huy Hoàng

Khoa Thần Kinh - Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp

Tỷ lệ túi phình động mạch nội sọ qua chụp X quang và khám nghiệm tử thi là khoảng 0.4%-0.6% ở Hoa Kỳ. Ở những bệnh nhân trưởng thành không có các yếu tố nguy cơ, ước tính khoảng 2% bệnh nhân có phình động mạch nội sọ không có triệu chứng. Trong số những bệnh nhân bị phình động mạch nội sọ, có 20%-30% bệnh nhân phát hiện nhiều túi phình động mạch nội sọ cùng lúc. Xuất huyết dưới nhện do túi phình động mạch nội sọ vỡ (SAH) xảy ra với tỷ lệ từ 6 đến 16 trên 100.000 dân số.

Sàng lọc phình động mạch nội sọ có thể được xem xét ở một số đối tượng nguy cơ cao như:

  • Người thân (thế hệ thứ nhất) của bệnh nhân bị phình động mạch nội sọ, khi có hai hoặc nhiều thành viên trong gia đình mắc chứng phình động mạch nội sọ.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh di truyền liên quan đến sự hiện diện của chứng phình động mạch nội sọ: bệnh thận đa nang di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường (ADPKD), cường aldosteron đáp ứng với Glucocorticoid (GRA) và các bệnh lý mô liên kết (hội chứng Ehlers-Danlos IV…)

Cận lâm sàng: chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA) hoặc chụp cắt lớp vi tính mạch máu não (CTA) có thuốc cản quang nên được chỉ định ở những đối tượng nguy cơ cao mắc phình động mạch nội sọ.

  • MRA: có thể xác định phình động mạch nội sọ có kích thước từ 3 đến 5 mm hoặc lớn hơn. Trong một nghiên cứu đoàn hệ trên 138 bệnh nhân nghi ngờ phình động mạch nội sọ, MRA 3 tesla có độ nhạy và độ chính xác cao hơn 95%.
  • CTA: xác định các phình động mạch nội sọ nhỏ chưa vỡ với độ chính xác cao. Trong một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 579 bệnh nhân mắc phình động mạch nội sọ, CTA đã chứng minh độ nhạy từ 95%-97% và độ đặc hiệu 100% để phát hiện phình động mạch nội sọ chưa vỡ có kích thước từ 3 đến 5 mm. Để phát hiện phình động mạch nội sọ có đường kính <3 mm, CTA có độ nhạy thấp hơn (84%-86%).

Tóm lại: ở những quần thể có hai hoặc nhiều người thân thế hệ thứ nhất bị phình động mạch nội sọ thì tỷ lệ mắc phình động mạch nội sọ của những người trong quần thể đó sẽ tăng lên. Đối với những đối tượng nguy cơ cao mắc phình động mạch nội sọ nên chụp cộng hưởng từ hằng năm trong ba năm và sau đó mở rộng khoảng thời gian là 5 năm một lần đối với những người không phát hiện phình động mạch nội sọ trong ba lần chụp đầu tiên.

Nguồn: Uptodate 2023

Có thể bạn quan tâm