Xuất bản thông tin

null Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh sởi

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do virus Sởi thuộc họ Paramyxovirus gây ra. ...

BS.CKII. TRẦN QUỐC LỢI

KHOA HỒI SỨC NHI-SƠ SINH - BỆNH VIỆN ĐK ĐỒNG THÁP

* Bệnh Sởi là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do virus Sởi thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt ở những trẻ chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ. Đây là bệnh nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm cao, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não - màng não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc,... có thể gây tử vong.

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương

Bệnh Sởi lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh gồm:

+ Sốt

+ Viêm long đường hô hấp trên

+ Viêm kết mạc

+ Phát ban (bắt đầu từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tay chân)

Giai đoạn hồi phục của bệnh Sởi khi ban đỏ bắt đầu nhạt màu dần. Sau đó ban chuyển sang thâm xám như vết vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.

Nguồn: Internet

* Vì sao phải tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh Sởi?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh Sởi và nguy cơ bùng phát dịch Sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh Sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023. Theo WHO, tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc-xin cho trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc-xin trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm Sởi. Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh Sởi và sốt phát ban nghi Sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

* Tiêm vắc-xin Sởi

Tiêm vắc-xin Sởi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Cần tiêm đủ 2 mủi vắc-xin để đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

+ Mũi 1: trẻ được 9 tháng tuổi

+ Mũi 2: trẻ được 18 tháng tuổi

Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

(MVVAC: vắc-xin Sởi đơn, MMR: vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella)

* Tài liệu tham khảo

1. Công văn số 1276/BYT-DP ngày 19 tháng 3 năm 2024 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sởi.

2.  Sởi - Phác đồ điều trị Nhi khoa 2020, Bệnh viện Nhi Đồng 1.

3.  Sởi - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Nhi khoa 2020, Tập 1, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Banner 365

Có thể bạn quan tâm