Xuất bản thông tin

null Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và đời sống

Thông tin tuyên truyền Chi tiết bài viết

Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường và đời sống

Rác thải nhựa đang được xem là vấn đề ảnh hưởng đến môi trường lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam

Rác thải nhựa đang được xem là vấn đề ảnh hưởng đến môi trường lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam. Ai cũng biết rằng rác thải nhựa mang đến nhiều nguy hiểm, nhưng cụ thể tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống và môi trường ra sao? Hãy cùng  theo dõi bài viết sau để nhìn nhận rõ hơn, từ đó cùng chung tay khắc phục hiểm họa này ngay hôm nay! 

Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa. 

  •  Rác thải nhựa là gì? 

- Nhựa hay chất dẻo tổng hợp là sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên mà do con người tạo ra.

- Chúng có thời gian phân hủy rất lâu, có thể kéo dài đến cả trăm, ngàn năm (chai nhựa mất tới 450 - 1000 năm mới phân hủy, ống hút nhựa và túi nilon thì phải mất tới 100 - 500 năm …).

- Rác thải nhựa là những sản phẩm nhựa sau khi đã sử dụng và được thải ra môi trường như: Túi nhựa chai nhựa, ống hút nhựa, các loại chất dẻo tổng hợp

  • Tình trạng rác thải nhựa hiện nay

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc về tình hình rác thải trên thế giới cho thấy: mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và 40% nhựa được sản xuất ra không được sử dụng đến. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 1.8 triệu tấn nhựa với khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa đổ ra biển.

Có thể nói, tình trạng sản xuất, tiêu dùng và thải đồ nhựa đang tăng lên không ngừng, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chẳng bao lâu nữa môi trường xung quanh chúng ta sẽ ngập tràn toàn rác thải nhựa.

Rác thải nhựa không chỉ trôi nổi trên mặt nước mà còn nằm rất nhiều ở dưới đáy đại dương.

  •  Nguồn gốc phát sinh của rác thải nhựa

- Rác thải nhựa từ sinh hoạt là rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người như túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa,… Đặc biệt, với đời sống ngày càng bận rộn như hiện nay thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thức ăn nhanh, đồ dùng 1 lần ngày càng cao, kéo theo đó là lượng rác thải nhựa cũng tăng lên theo cấp số nhân.

- Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp là rác thải nhựa cũng xuất hiện từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… trong cả quá trình sản xuất, thi công lẫn quá trình sinh hoạt của cán bộ nhân viên, công nhân viên.

- Rác thải nhựa từ các khu du lịch, dịch vụ như các điểm buôn bán, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn… cũng là nơi xuất phát của rất nhiều rác thải nhựa.

- Rác thải nhựa từ y tế là do đặc thù của ngành y tế là sử dụng đồ dùng 1 lần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, quy định chặt chẽ về an toàn bệnh nhân nên lượng rác thải nhựa từ y tế là rất lớn. Các loại rác thải từ y tế gồm: túi nilon, bao gói vật tư thiết bị y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, hóa chất hay kim tiêm, găng tay, chai, lọ thuốc,

  • Tình trạng rác thải nhựa mỗi năm

  • Tác hại của rác thải nhựa đới với con người

- Rác thải nhựa có thời gian phân hủy rất dài lên đến cả 100 năm thậm chí 1000 năm, chúng sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ, những hạt vi nhựa (microplastic) này đi vào nguồn nước, đất, không khí, thức ăn… và khi con người tiếp xúc, ăn phải những mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh về hô hấp, bệnh về thần kinh,… 

 - Ngoài ra, theo các nhà khoa học việc xử lý rác thải nhựa bằng cách đốt cũng gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ cả cộng đồng vì khi đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra khí dioxin và furan…  gây khó thở, rối loạn tiêu hoá, làm tăng khả năng ung thư.

  • Làm gì để khắc phục và giải quyết triệt để hậu quả của rác thải nhựa?

Đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu được đưa ra thảo luận để làm sao khắc phục và giải quyết triệt để hậu quả của rác thải nhựa. Mặc dù vậy, việc tìm ra phương án xử lý tối ưu nhất vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.

Tuy nhiên, hiện nay có các cách khắc phục và giải quyết được đề xuất mang tính khả quan nhất bao gồm:

  • Nâng cao ý thức sử dụng của người dân, nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa. Sử dụng các vật dụng làm bằng các nguyên liệu như thủy tinh, vải, gỗ… để có thể sử dụng lại nhiều lần.
  • Nếu bắt buộc phải sử dụng đồ dùng 1 lần, hãy lựa chọn các vật dụng thân thiện với môi trường thay cho đồ làm từ nhựa.
  • Phân loại rác thải nhựa từ đầu nguồn, giúp nâng cao khả năng tái chế để giảm thiểu lượng rác xả ra môi trường.
  • Tích cực tuyên truyền vận động người dân hạn chế sử dụng đồ nhựa, phân loại rác trước khi đổ,..
  • Đối với các công ty, doanh nghiệp, nhà hàng,… thì nên chủ động sử dụng cốc giấy, túi giấy, ống hút sinh học, túi và găng tay sinh học phân hủy hoàn toàn.

Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp thực hiện giảm thiểu sử dụng chất thải nhựa

Mỗi một chúng ta bằng hành động nhỏ nhất của bạn đều góp phần cải tạo môi trường, giảm thiểu các tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống. Ngay từ bây giờ, hãy vì một hành tinh xanh sạch đẹp không rác thải nhựa mà thay đổi từ chính mình!

 Nguyễn Thị Ngoan Khoa KSNK - BVĐK Đồng Tháp

Tài liệu tham khảo: vea.gov.vn (Tổng cục môi trường); Mofahcm.gov.vn

Banner 365

Có thể bạn quan tâm