Xuất bản thông tin

null Giới thiệu về phương pháp cấy chỉ trong điều trị kết hợp Y học Cổ truyền

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Giới thiệu về phương pháp cấy chỉ trong điều trị kết hợp Y học Cổ truyền

Hiện nay, cấy chỉ là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị kết hợp Y học Cổ truyền tại Việt Nam. ...

Hiện nay, cấy chỉ là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị kết hợp Y học Cổ truyền tại Việt Nam. Bài viết sau mang tính giới thiệu khái quát về phương pháp này đến quý độc giả.

Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu cải tiến, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại với nền tảng là hệ thống lý luận của châm cứu truyền thống. Cụ thể, cấy chỉ được tiến hành bằng cách dùng một loại protein lạ (chỉ tự tiêu – thường dùng chỉ catgut) vùi vào vị trí huyệt để phòng và chữa bệnh.

Chỉ cattgut là chỉ tự tiêu có bản chất là một protein, do đó trong quá trình tự tiêu nó luôn tạo ra kích thích cơ học lên huyệt vị, nhằm duy trì sự kích thích liên tục và phát huy tác dụng chữa bệnh của huyệt đó.

Sự phổ biến của phương pháp cấy chỉ:

- Trên thế giới

+ Tại Hungari, năm 1990 cấy chỉ được chọn là phương pháp điều trị chính thức tại Hội điều trị bằng các phương pháp tự nhiên Hungari. Sau đó cấy chỉ đã được sử dụng điều trị cho bệnh nhân nội ngoại trú ở Viện châm cứu và phục hồi chức năng Yamamoto Budapest. Cấy chỉ được xem là một phương pháp điều trị chính thống, được giảng dạy ở các trường y khoa với hiệu quả vượt trội với châm cứu.

+ Tại Hàn Quốc, kim  châm cứu với sợi chỉ Polydioxanone (PDO) sử dụng cho các cơ ở lưng với mục đích giảm đau và kích thích cơ yếu và từ đó được áp dụng nhiều hơn trong nước cũng như xuất hiện ở các nước khác như Singapore, Nhật Bản, Nga…

​- Tại Việt Nam

+ Trước năm 1980, tại Khoa Phổi Viện Quân y 103 đã áp dụng cấy chỉ điều trị Hen phế quản.

+ Những năm 80, 90 của thế kỷ XX, phương pháp cấy chỉ được áp dụng rộng hơn và mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp, tê chân tay, động kinh, bại liệt…

+ Năm 2013, Bộ Y tế đưa quy trình cấy chỉ vào phác đồ điều trị.

            Ưu điểm

            Là phương pháp điều trị không dùng thuốc, kết hợp đông-tây y

Phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh

Ứng dụng được hiệu quả của phương pháp châm cứu với thời gian thực hiện ngắn đi kèm với hiệu quả kéo dài.

Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh

Đối tượng

Điều trị bằng cấy chỉ do thầy thuốc chỉ định tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh. Có thể ứng dụng trên nhiều đối tượng người bệnh, từ người trưởng thành đến người già, trẻ em đều có thể sử dụng.

Các bệnh có thể phối hợp điều trị bằng phương pháp cấy chỉ

Các bệnh mãn tính như: đau thần kinh tọa, viêm dạ dày đại tràng, thoái hóa khớp, teo cơ, mất ngủ, … và được áp dụng nhiều trong thẩm mĩ làm đẹp, ngoài ra còn sử dụng trong một số trường hợp bệnh cấp tính do thầy thuốc chỉ định tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh

Một số bệnh lý áp dụng cấy chỉ trong điều trị tại Khoa Y học Cổ truyền - Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp

Cấy chỉ điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Cấy chỉ điều trị hội chứng dạ dày – tá tràng

Cấy chỉ điều trị liệt tay do tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Cấy chỉ điều trị hội chứng thắt lưng hông

Cấy chỉ điều trị đau đầu, đau nửa đầu

Cấy chỉ điều trị mất ngủ

Cấy chỉ điều trị hội chứng vai gáy

Cấy chỉ điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên

Cấy chỉ điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Cấy chỉ điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

Cấy chỉ điều trị liệt chi trên

Cấy chỉ điều trị liệt chi dưới

Cấy chỉ điều trị viêm mũi xoang

Cấy chỉ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Cấy chỉ điều trị bệnh viêm quanh khớp vai

Cấy chỉ điều trị đau do thoái hóa khớp

Cấy chỉ điều trị đau lưng

Chống chỉ định

- Các trường hợp bệnh cấp cứu.

- Cơ thể suy kiệt nặng, phụ nữ có thai.

- Da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ngoài da.

- Dị ứng với chỉ tự tiêu.

Liệu trình

Mỗi lần Cấy chỉ tự tiêu có tác dụng trong khoảng 7 - 14 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.

Tác giả: Bs Nguyễn Vy Thư

Khoa Y học Cổ truyền - Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp

*Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Minh Thiện, Phó Trưởng khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu” ban hành kèm Quyết định 792/QĐ-BYT ngày 12/03/2013

2. “Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật chuyên ngành y học cổ truyền” ban hành kèm Quyết định 5480/QĐ-BYT ngày 30/12/2020

3.  Lê Thuý Oanh (2010), Cấy chỉ, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

Banner 365

Có thể bạn quan tâm