Xuất bản thông tin

null Bí tiểu sau sanh

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Bí tiểu sau sanh

Bí tiểu sau khi sanh là một trong những biến chứng thường gặp, đặc biệt đối với bà mẹ khi sanh ngã âm đạo. ...

  1. BÍ TIỂU SAU SANH LÀ GÌ?
  • Bí tiểu sau khi sanh là một trong những biến chứng thường gặp, đặc biệt đối với bà mẹ khi sanh ngã âm đạo. Đây là tình trạng rối loạn đường tiểu, sản phụ không đi tiểu được sau sanh kèm đau vùng bụng dưới. 
  • Bí tiểu sau sanh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến bà mẹ, gây ra nhiều khó chịu về vận động và cảm giác.
  • Bài báo này sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về bí tiểu sau sanh và có giảm lo lắng nếu gặp phải.
  1. TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?
  • Không thể tự đi tiểu được sau sanh 6 giờ hoặc sau rút ống sonde tiểu hoặc tiểu rất ít
  • Cảm giác đau vùng bụng dưới (dễ lầm với triệu chứng đau vết mổ trong mổ bắt con, hoặc đau gò của tử cung )
  • Cảm giác tiểu không hết nước tiểu
  1.  NHỮNG CHỊ EM NÀO THƯỜNG GẶP PHẢI TÌNH TRẠNG BÍ TIỂU SAU SANH?
  • Những sản phụ sanh con so
  • Những sản phụ chuyển dạ kéo dài
  • Những sản phụ sanh có sự trợ giúp (Sanh Forcep, sanh giác hút,…)
  • Những sản phụ sanh có sử dụng giảm đau sản khoa (Có gây tê ngoài màng cứng hay gây tê tủy sống)
  • Những sản phụ trong quá trình sanh có cắt hoặc rách hay phải khâu tầng sinh môn
  • Những sản phụ sanh con to
  • Những sản phụ có tình trạng viêm nhiễm đường tiểu hoặc tiền sử bệnh lý tiết niệu trước đó
  1. NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN BÍ TIỂU SAU SANH?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Bí tiểu sau sanh nhưng chủ yếu do:

  • Tình trạng phù nề trong và quanh âm đạo, đặc biệt nếu bệnh nhân sanh thường, có rách và khâu tầng sinh môn.
  • Tổn thương thần kinh chậu trong quá trình sanh.
  • Gây tê ngoài màng cứng có thể làm giảm cảm giác bụng dưới tới 8 giờ, từ đó ảnh hưởng tạm thời đến bàng quang.

  1. KHI GẶP CÁC TRIỆU CHỨNG TRÊN CHỊ EM CẦN LÀM GÌ?
  •  Về phía người nhà và sản phụ cần:
  • Vận động với sự giúp đỡ của người nhà
  • Cho sản phụ ngồi tại bồn tiểu, thật thoải mái
  • Rưới nước ấm lên vùng âm hộ, lỗ tiểu
  • Sản phụ tập hít thở và tập rặn
  • Uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước / ngày)
  • Chườm ấm vùng bụng dưới rốn

  • Nếu thực hiện các việc làm trên vẫn không đi tiểu được hoặc không làm giảm bớt được cảm giác khó chịu, các sản phụ đừng quá lo lắng báo ngay cho bác sĩ và nữ hộ sinh về tình trạng hiện tại để được nhân viên y tế hỗ trợ can thiệp, hướng dẫn kịp thời.

Tác giả: Bs Nguyễn Huỳnh Gia Nghi

Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp

Tài liệu tham khảo:

Phác đồ sản khoa bệnh viện Hùng Vương 2022

Banner 365

Có thể bạn quan tâm