Xuất bản thông tin

null Quản lý bệnh xơ vữa động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ không có triệu chứng

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Quản lý bệnh xơ vữa động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ không có triệu chứng

Bệnh xơ vữa động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ không có triệu chứng là tình trạng thu hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ do xơ vữa động mạch ...

Bệnh xơ vữa động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ không có triệu chứng là tình trạng thu hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ do xơ vữa động mạch ở những bệnh nhân không có tiền sử đột quỵ não do thiếu máu cục bộ ở vùng động mạch cảnh cùng bên hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua trong sáu tháng qua. Nguy cơ đột quỵ não cùng bên với vị trí động mạch cảnh bị hẹp ước tính ở bệnh nhân xơ vữa động mạch cảnh không triệu chứng (hẹp ≥50%) là khoảng 0,5 đến 1,0% mỗi năm. Xơ vữa động mạch cảnh không triệu chứng là dấu hiệu tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và nguy cơ tử vong do nguyên nhân mạch máu. 

Hẹp động mạch cảnh không triệu chứng do xơ vữa động mạch có thể được xác định tình cờ khi phát hiện tiếng thổi động mạch cảnh khi khám thực thể hoặc khi bệnh nhân được chụp hình động mạch cảnh trong quá trình đánh giá bệnh xơ vữa động mạch hoặc để đánh giá một tình trạng không liên quan, bao gồm đột quỵ hoặc cơn TIA.

Một khi đã xác định được tình trạng hẹp động mạch cảnh không có triệu chứng, điều quan trọng là phải xác định mức độ nghiêm trọng của hẹp động mạch cảnh để xác định những bệnh nhân có thể điều trị tái thông mạch máu. Nếu không tái thông mạch máu bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa và theo dõi sự tiến triển của bệnh theo thời gian

** Điều trị nội khoa bao gồm:

- Điều trị bằng Statin

- Điều trị chống huyết khối, thường sử dụng đơn trị liệu bằng aspirin

- Điều trị tăng huyết áp

- Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

- Bỏ thuốc lá

- Chế độ ăn uống lành mạnh

- Hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên

- Giảm cân ở bệnh nhân béo phì

** Việc tái thông mạch máu:

- Hẹp từ 70% đến 99%: điều trị nội khoa đơn thuần hoặc điều trị nội khoa kết hợp với tái thông mạch máu. Bệnh nhân sẽ được tái thông mạch máu khi nguy cơ tử vong và tai biến sau phẫu thuật là 3%. Đặt stent động mạch cảnh (CAS) và cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh (CEA) mang lại kết quả lâu dài tương tự cho bệnh nhân bị tắc động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ.

- Hẹp 50 đến 69%: điều trị bằng liệu pháp nội khoa và theo dõi bằng việc siêu âm động mạch cảnh định kỳ.

- Hẹp dưới 50%: điều trị bằng liệu pháp nội khoa.

                             Bs Huỳnh Huy Hoàng

Khoa Nội Thần Kinh – Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp

     (Nguồn: https://www.uptodate.com/contents/management-of-asymptomatic-extracranial-carotid-atherosclerotic)

Banner 365

Có thể bạn quan tâm