Xuất bản thông tin

null Trầm cảm sau sinh nhận biết và dự phòng

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Trầm cảm sau sinh nhận biết và dự phòng

Khoảng 2-3 ngày sau khi sinh con, một số phụ nữ bắt đầu cảm thấy chán nản, lo lắng và khó chịu. ...

  1. Hội chứng  “Baby Blues”

Khoảng 2-3 ngày sau khi sinh con, một số phụ nữ bắt đầu cảm thấy chán nản, lo lắng và khó chịu. Họ có thể cảm thấy tức giận với đứa con mới chào đời, với bạn đời hoặc những đứa con khác của họ. Họ cũng có thể:

  • Khóc không có lý do rõ ràng
  • Gặp khó khăn khi ngủ, ăn uống và đưa ra lựa chọn
  • Đặt câu hỏi liệu họ có thể chăm sóc em bé không

Những cảm giác này, thường được gọi là Hội chứng “Baby blues”, có thể đến và đi trong vài ngày đầu sau khi sinh con. Thường thuyên giảm trong vòng vài ngày hoặc 1–2 tuần mà không cần điều trị.

  1. Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là các triệu chứng trầm cảm kéo dài > 2 tuần sau khi sinh và đáp ứng các tiêu chuẩn về trầm cảm nặng.

Trầm cảm sau sinh xảy ra ở 10 đến 15% phụ nữ sau sinh. Mặc dù mỗi phụ nữ đều có nguy cơ, nhưng phụ nữ sau đây có nguy cơ cao hơn:

  • Baby blues (chẳng hạn như thay đổi trạng thái nhanh chóng, kích thích, lo lắng, giảm tập trung, mất ngủ, dễ khóc)
  • Tiền căn trầm cảm sau sinh
  • Tiền sử gia đình có người trầm cảm.
  • Những yếu tố căng thẳng đáng kể về cuộc sống (ví dụ: xung đột hôn nhân, các sự kiện căng thẳng trong năm qua, khó khăn tài chính, làm mẹ đơn thân, bạn tình bị trầm cảm)
  • Thiếu sự hỗ trợ từ bạn tình hoặc thành viên gia đình (ví dụ hỗ trợ tài chính hoặc giúp chăm sóc trẻ)
  • Tiền sử có thay đổi tâm trạng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc ngừa thai đường uống
  • Kết quả xấu của sản khoa trước đây hoặc hiện tại (ví dụ, đã bị sẩy thai, sinh non, trẻ sơ sinh nhập viện chăm sóc trong đơn vị hồi sức tích cực, trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh)
  • Tình trạng yêu ghét hai chiều trước đây hoặc đang tiếp tục về thai kỳ hiện tại (ví dụ, bởi vì ngoài ý muốn hoặc đã nghĩ tới chuyện phá thai)
  • Vấn đề với việc cho con bú

Nguyên nhân chính xác không rõ; tuy nhiên, tiền căn trầm cảm là nguy cơ lớn, và sự thay đổi hoóc môn trong thời kỳ hậu sản, thiếu ngủ và sự nhạy cảm di truyền có thể góp phần.

Hội chứng “Baby blues” rất phổ biến trong những tuần đầu sau khi sinh. Trầm cảm sau sinh khác với hội chứng “Baby blues” bởi vì hội chứng “Baby blues” thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày (lên đến 2 tuần) và tương đối nhẹ; ngược lại, trầm cảm sau khi sinh kéo dài > 2 tuần và đang ảnh hưởng, đang can thiệp vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh có thể tương tự như các triệu chứng trầm cảm nặng và có thể bao gồm:

 

  • Hội chứng “Baby blues”
  • Cực kỳ buồn
  • Dễ thay đổi tâm trạng
  • Khóc không kiểm soát được
  • Mất ngủ hoặc tăng ngủ
  • Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều
  • Khó chịu và tức giận
  • Đau đầu và đau nhức cơ thể
  • Cực kì mệt mỏi
  • Những lo lắng không thực tế hoặc không quan tâm đến em bé
  • Cảm giác không có khả năng chăm sóc cho em bé hoặc không đầy đủ như một bà mẹ
  • Sợ làm hại đứa trẻ
  • Cảm giác tội lỗi
  • Ý tưởng tự sát
  • Lo lắng hoặc hoảng loạn

Thông thường, các triệu chứng phát triển trầm trọng trong hơn 3 tháng, nhưng khởi phát có thể đột ngột hơn. Trầm cảm sau sinh làm ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân và đứa bé của phụ nữ.

Phụ nữ có thể không gắn kết với đứa trẻ, kết quả là các vấn đề về tình cảm, xã hội và nhận thức ở trẻ sau này.

Bạn tình cũng có thể có tăng nguy cơ bị trầm cảm và trầm cảm ở cả cha và mẹ có thể dẫn đến căng thẳng trong mối quan hệ.

  1. Điều trị
  • Trầm cảm sau sinh có thể được điều trị bằng thuốc gọi là thuốc chống trầm cảm 
  • Tâm lý trị liệu cũng được sử dụng để điều trị trầm cảm, thường kết hợp với thuốc.
  1. Ngăn ngừa trầm cảm sau sinh ở phụ nữ có tiền sử trầm cảm?

Nếu bạn có tiền sử trầm cảm vào bất kỳ thời điểm nào trong đời hoặc nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm, hãy báo sớm cho bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác trong quá trình chăm sóc trước khi sinh của bạn . Tốt nhất, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi bạn có thai. Bác sĩ có thể đề nghị bạn bắt đầu điều trị ngay sau khi sinh để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm trước khi mang thai, bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác có thể đánh giá tình hình của bạn và giúp bạn quyết định xem có nên tiếp tục dùng thuốc trong thời kỳ mang thai hay không.

Bs Đoàn Phú Vinh - Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.acog.org/womens-health/faqs/postpartum-depression
  2. https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuyên-gia/phụ-khoa-và-sản-khoa/chăm-sóc-sau-sinh-và-các-rối-loạn-liên-quan/trầm-cảm-sau-sinh

Banner 365

Có thể bạn quan tâm