Xuất bản thông tin

null Nhiễm trùng vết mổ sau sinh và biện pháp dự phòng !

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh và biện pháp dự phòng !

Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép ...

  1. ĐỊNH NGHĨA

Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép (trong đó có vết mổ lấy thai) và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant).

  1.  PHÂN LOẠI

Hình 2. Vết mổ lấy thai ngày đầu được dán băng vô khuẩn

Hình 3. Vết mổ lành tốt ngày thứ 4 hậu phẫu (chỉ tan)

Hình 4. Vết mổ lành tốt ngày thứ 4 hậu phẫu (chỉ không tan)

Hình 5. Vết mổ nhiễm trùng lớp nông (lớp da và mỡ dưới da)

Hình 6. Nhiễm trùng vết mổ lớp sâu (lớp cơ và cân)

  1. CHĂM SÓC VẾT MỔ SAU SINH

  • Sản phụ cần thực hiện chăm sóc vết mổ tại nhà an toàn như sau để tránh nhiễm trùng vết mổ: Tắm bằng nước ấm và tránh tắm quá lâu, có thể tắm bằng sữa tắm và phải làm sạch hoàn toàn sữa tắm trên da, không nên ngâm cơ thể trong bồn tắm lâu.
  • Luôn giữ và chăm sóc vết mổ sau sanh khô sạch. Ngoài ra, nên chú ý sử dụng khăn bông mềm (dùng cho trẻ em) để lau người, đặc biệt là khu vực vừa mổ. Lau từ phía trước ra đằng sau, lau từ ngay tại vị trí vết mổ ra xung quanh bên ngoài vết mổ để tránh nhiễm trùng.
  • Để vết mổ lành hoàn toàn có thể cần đến 4 - 6 tuần sau sinh. Vết mổ sẽ chuyển từ màu hồng đỏ sang màu nâu nhạt hoặc nâu sậm. Nó có thể mờ đi nhưng sẽ không hoàn toàn biến mất. Ở một số phụ nữ (cơ địa sẹo lồi) thậm chí sẽ để lại vết sẹo lồi sau mổ. Tuyệt đối không tự ý bôi các loại thuốc kháng sinh, đắp thuốc lá, đắp muối nóng… lên vết mổ.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, sử dụng vải cotton. Thường xuyên theo dõi vùng da xung quanh vết mổ để phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm khuẩn nếu có.
  • Tăng cường cung cấp máu để đẩy nhanh tốc độ lành thương. Điều này có nghĩa là sản phụ sau mổ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có lượng máu, dưỡng chất tốt phục vụ quá trình lành thương. 

Hình 7. Vết mổ lành tốt sau 2 tháng

  • Chú ý!

Khi vết mổ bị nhiễm trùng, vùng da quanh vết mổ sẽ tấy đỏ, có thể có hiện tượng chảy dịch, chảy mủ, sưng, nóng hoặc chỉ có biểu hiện đau nhiều kèm theo sốt. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như: vết mổ chảy máu, nề tím, hở da khi đó sản phụ cần tái khám ngay để được bác sĩ theo dõi và xử trí

Tác giả: Bs Đoàn Phú Vinh - Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp

Tài liệu tham khảo:

  1. Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Bộ Y tế, 2012
  2. https://bvhungvuong.vn/danh-cho-benh-nhan/cham-soc-vet-mo-sau-sinh

Banner 365

Có thể bạn quan tâm