Xuất bản thông tin

null Những điều cần biết về: Viêm gan B và thai kỳ!

Trang chủ Chi tiết bài viết

Những điều cần biết về: Viêm gan B và thai kỳ!

Viêm gan vi rút B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra...

  1. TỔNG QUAN
  • Viêm gan vi rút B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho conlà hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.
  • Viêm gan vi rút B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trườnghợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuốicùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
    HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc DNA. Dựa vào trình tự các
    nucleotide, HBV được chia thành 10 kiểu gen khác nhau ký hiệu từ A đến J.
  • HBV có 3 loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng nguyên trên là 3 loại kháng thể anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện diện của các kháng nguyên, kháng thể này quan trọng trong việc xác định bệnh, thể bệnh cũng như diễn biến bệnh.
  • Hiện nay đã có vắc xin dự phòng nên làm giảm rõ rệt số người nhiễm
    mới HBV.

    II.      ĐIỀU TRỊ
  • Đối với phụ nữ đang mang thai phát hiện mắc viêm gan vi rút B mạn:
    - Nếu có thể trì hoãn điều trị thì trì hoãn và theo dõi sát triệu chứng lâm
    sàng và xét nghiệm.
    - Nếu phải điều trị: dùng thuốc TDF, trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể
    dùng thuốc TDF hoặc LAM.
  • Đối với phụ nữ đang điều trị viêm gan vi rút B mạn tính muốn có thai:
    Nếu đang dùng thuốc ETV thì ngừng thuốc ETV trước khi có thai 2 tháng và
    chuyển sang dùng thuốc TDF.
  • Đối với phụ nữ đang điều trị viêm gan vi rút B mạn tính thì mang thai:
    dùng thuốc TDF, trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dùng thuốc TDF hoặc LAM.
  1. DỰ PHÒNG LÂY TỪ MẸ SANG CON
  • Nếu mẹ mang thai có HBsAg (+): Tiêm vắc xin viêm gan vi rút B liều
    sau sinh cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và phối hợp với tiêm kháng thể kháng HBV cho trẻ. Nên tiêm cùng thời điểm nhưng ở hai vị trí khác nhau. Sau đó tiêm đầy đủ các liều vắc xin viêm gan vi rút B cho trẻ theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Nếu mẹ mang thai có HBV-DNA > 106 copies/ml (200.000 IU/mL):
    Dùng thuốc kháng vi rút (lamivudine hoặc tenofovir) từ 3 tháng cuối của thai kỳ. Xét nghiệm lại HBV DNA sau sinh 3 tháng để quyết định ngừng thuốc hoặc tiếp tục điều trị nếu mẹ đủ tiêu chuẩn điều trị. Theo dõi sát người mẹ để phát hiện viêm gan bùng phát

Kháng thể kháng HBV cho trẻ có mẹ với HbsAg (+)

Lịch tiêm chủng mở rộng

STT

Tuổi của trẻ

Vắc xin sử dụng

1

Sơ sinh

Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh

Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao

2

02 tháng

Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 1 (vắc xin 5 trong 1)

Uống vắc xin bại liệt lần 1

3

03 tháng

Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib  mũi 2

Uống vắc xin bại liệt lần 2

4

04 tháng

Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3

Uống vắc xin bại liệt lần 3

5

09 tháng

Tiêm vắc xin sởi mũi 1

6

18 tháng

Tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4

Tiêm vắc xin sởi – rubella (MR)

7

Từ 12 tháng tuổi

Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1

Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)

Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)

8

Từ 2 đến 5 tuổi

Uống vắc xin Tả 2 lần (vùng nguy cơ cao)

Uống vắc xin Tả lần 2 sau lần một 2 tuần

9

Từ 3 đến 10 tuổi

Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao)

Tác giả: Bs Đoàn Phú Vinh - Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y tế, 2014, “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B”
  2. https://vnvc.vn/lich-tiem-chung-mo-rong-quoc-gia-cho-tre-em/

Có thể bạn quan tâm