Tartalom megjelenítő

null Bệnh trào ngược dạ dày thực quản kháng trị

Trang chủ Chi tiết bài viết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản kháng trị

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease: GERD) là một vấn đề lâm sàng phổ biến, ...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease: GERD) là một vấn đề lâm sàng phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới với những ý nghĩa lâm sàng đáng kể. Hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có xu hướng gia tăng rõ rệt ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Theo nhiều số liệu thống kê, có tới khoảng 30% người bệnh bị “bệnh trào ngược dạ dày thực quản” kém đáp ứng điều trị bằng thuốc hay còn gọi là “bệnh trào ngược dạ dày thực quản kháng trị.

  1. ĐỊNH NGHĨA

Trào ngược dạ dày thực quản là một hiện tượng sinh lý có thể gặp ở người bình thường, thường xảy ra về đêm và sau bữa ăn. Tình trạng trào ngược sinh lý thường xảy ra trong thời gian ngắn và không gây ra triệu chứng.

Tình trạng trào ngược được xem là bệnh khi gây ra các triệu chứng khó chịu và/ hoặc gây ra các biến chứng do hậu quả trào ngược dịch vị lên thực quản, hầu họng và đường hô hấp.

                      Đầy bụng                   Mau no      .                Đau thượng vị                        Nóng rát thượng vị

Hình 1. Các triệu chứng thường gặp trong GERD

“Bệnh trào ngược dạ dày thực quản kháng trị được định nghĩa là bệnh trào ngược dạ dày thực quản không đáp ứng với điều trị thuốc ức chế tiết acid (thuốc ức chế bơm proton - PPI) trong 8 tuần.

  1. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN GERD KHÁNG TRỊ
  1. Nguyên nhân dẫn đến GERD kháng trị
  • Không tuân thủ điều trị thuốc ức chế tiết acid.
  • Thời gian sử dụng thuốc ức chế tiết acid không đủ.
  • Đa kiểu hình gen (CYP2C19).
  • Triệu chứng trào ngược dạ dày lâu ngày không điều trị.
  • Các bệnh tâm lý không kiểm soát tốt kèm theo như căng thẳng, rối loạn lo âu,…
  1. Các bệnh lý khác có triệu chứng giống GERD cần loại trừ trước khi chẩn đoán GERD kháng trị
  • Tăng co thắt thực quản lan tỏa.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Viêm thực quản do: thuốc, truyền nhiễm, ăn mòn, tăng bạch cầu ái toan.
  • Ung thư thực quản.
  • Liệt dạ dày.
  • Co thắt tâm vị.
  1. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN GERD KHÁNG TRỊ

Sơ đồ 1. Tiếp cận chẩn đoán GERD kháng trị

  1. ĐIỀU TRỊ
  1. Mục tiêu điều trị
  • Giải quyết triệu chứng
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Phục hồi tổn thương ở thực quản và dạ dày
  • Phòng ngừa tái phát viêm thực quản và các biến chứng của bệnh trào ngược
  1. Điều trị cụ thể
    1. Bước 1: Thay đổi lối sống
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Tránh ăn quá khuya trước khi đi ngủ.
  • Nâng cao đầu giường.
  • Ngủ nghiêng trái nếu có thể.
  • Chia nhiều bữa ăn nhỏ.
  • Tránh thức ăn “kích thích”: rượu, cà phê, thuốc lá,...

Hình 2. Các biện pháp thay đổi lối sống trong điều trị GERD

    1. Bước 2: Tối ưu hoá điều trị bằng thuốc ức chế tiết acid
    • Tuân thủ điều trị theo y lệnh bác sĩ.
    • Nên sử dụng thuốc: 30– 60 phút trước bữa ăn đầu tiên trong ngày.
    • Nếu không đáp ứng thì tăng liều đến 2 lần/ ngày theo chỉ định bác sĩ.
    • Chuyển sang thuốc khác khi không đáp ứng với thuốc hiện tại.
    1. Bước 3: Điều trị phối hợp thuốc khác
    • Một số thuốc bổ trợ: alginate, antacid,...
    • Anti-H2: hiệu quả khi kết hợp với PPI ở những bệnh nhân có bằng chứng khách quan trào ngược acid về đêm.
    • Chống trầm cảm 3 vòng: hiệu quá ở những bệnh nhân có triệu chứng chính là đau và ợ nóng.
    • Baclofen: hiệu quả hơn với chứng ợ trớ.
    1. Bước 4: Khi điều trị thuốc thất bại hoặc kém đáp ứng thì có thể can thiệp bằng những phương pháp khác như: Phẫu thuật/ Nội soi dạ dày thực quản can thiệp.

Tài liệu tham khảo

  1. Katz PO, Dunbar KB, Schnoll-Sussman FH, Greer KB, Yadlapati R, Spechler SJ. ACG Clinical Guideline for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease. Am J Gastroenterol. 2022 Jan 1;117(1):27-56.
  2. Zerbib F, Bredenoord AJ, Fass R, Kahrilas PJ, Roman S, Savarino E, Sifrim D, Vaezi M, Yadlapati R, Gyawali CP. ESNM/ANMS consensus paper: Diagnosis and management of refractory gastro-esophageal reflux disease. Neurogastroenterol Motil. 2021 Apr;33(4):e14075. 
  3. BLACK, C. J.; HOUGHTON, L. A.; FORD, A. C. Insights into the evaluation and management of dyspepsia: recent developments and new guidelines. Therapeutic Advances in Gastroenterology, 11. 2018.

BS. Đỗ Thị Xuân Nguyệt - Khoa Nội TH, Bệnh viện ĐK Đồng Tháp

Banner 365

Tartalom megjelenítő