Asset Publisher

null Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND cấp tỉnh: Độc lập hay sáp nhập

Trang chủ Post details

Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND cấp tỉnh: Độc lập hay sáp nhập

Chủ trương nhất quán của Trung ương là tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương này phải hướng đến và đạt được yêu cầu về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy. Mô hình tách - nhập các văn phòng trong lịch sử đều đã cho thấy những bất cập. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của Trung ương vừa tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, vừa bảo đảm sự vận hành trơn tru, hiệu quả của bộ máy, mỗi văn phòng cần độc lập và mạnh dạn sắp xếp các tổ chức bên trong để đạt hiệu quả tinh gọn bộ máy.

Một vị ĐBQH từng dùng câu nói “tách ra là để chuyên sâu, nhập vào là để giảm đầu mối đi” để dẫn chứng cho thực trạng, điệp khúc tách nhập, nhập tách vẫn tái diễn trong quá trình sắp xếp tổ chức một máy nhà nước. Nhìn lại các giai đoạn khác nhau về mô hình tham mưu, giúp việc cơ quan dân cử cấp tỉnh (Văn phòng HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH) dường như cái sự tách - nhập ấy đã thực hiện nhiều lần.

Đầu tiên là Văn phòng chung tham mưu, giúp việc HĐND, UBND và Đoàn ĐBQH. Đến năm 2005, Văn phòng Đoàn ĐBQH được tách ra khỏi Văn phòng HĐND, UBND thành 1 tổ chức độc lập. Đến năm 2008, thực hiện theo Nghị quyết 545/2007/NQ-UBTVQH12 lại được sáp nhập với Văn phòng HĐND thành Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh với 4 phòng chuyên môn. Sau 8 năm, Văn phòng Đoàn ĐBQH lại được tái lập theo Nghị quyết số 1097/2015/UBTVQH13 trên cơ sở tách Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND. Văn phòng HĐND cũng trở thành một tổ chức hành chính độc lập theo Nghị định 48/2016/NĐ-CP của Chính phủ với 2 phòng chuyên môn.

Đến đầu năm 2019, một số tỉnh lại thực hiện thí điểm việc sáp nhập 3 văn phòng (Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND) theo chủ trương tinh gọn bộ máy. Sau hơn 1 năm thí điểm sáp nhập 3 văn phòng, việc nhập 2 văn phòng hay nên tổ chức 3 văn phòng độc lập vẫn chưa có kết luận chính thức. Nên như thế nào? Và vì sao vẫn là câu hỏi cần sự giải đáp thuyết phục với đầy đủ cơ sở pháp lý, thực tiễn, bảo đảm hiệu quả hoạt động và hơn hết là tính ổn định lâu dài, phù hợp xu thế chung.

Đảng bộ Văn phòng HĐND tỉnh Quảng Nam sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 05 và sinh hoạt chuyên đềẢnh: Ánh Minh

Related Assets